Tổng hợp ngữ pháp HSK5 kèm ví dụ
Tổng hợp ngữ pháp HSK5 kèm ví dụ
Ngữ pháp ở trình độ HKS 5 đi sâu vào việc tìm hiểu cách sử dụng của từ ngữ trọng điểm, so sánh các từ dễ bị nhầm lẫn. Ngữ pháp HSK5 là ngữ pháp cao cấp và cần nắm chắc kèm ví dụ minh họa cụ thể để có thể hiểu sâu và hiểu kỹ. Trong bài viết dưới đây, trung tâm ngoại ngữ Tomato tổng hợp các điểm ngữ pháp chính của trình độ HSK 5 kèm ví dụ minh họa cụ thể để tiện cho các bạn ôn tập.
Đề thi HKS5 có kết cấu như thế nào?
Phần nghe: gồm 45 câu hỏi, thời gian làm bài 30 phút (không bao gồm 5 phút tô đáp án), chia thành 2 phần nhỏ
Phần 1: gồm 20 câu hỏi, nội dung nghe là hội thoại ngắn giữa hai người, 1 người hỏi và 1 người trả lời. Sau khi nghe thí sinh phải chọn đáp án đúng với nội dung nghe. Phần này chủ yếu là các đoạn hội thoại ngắn và khá đơn giản. Sau mỗi câu hỏi các bạn chỉ có 10-15s để chọn đáp án nên các bạn phải chọn thật nhanh đáp án, nếu như bạn không chắc chắn về đáp án thì hãy chọn nhanh đáp án mà bạn cho là có khả năng nhất, hoặc ghi lại ra nháp rồi nhanh chóng chuyển sang đọc đáp án câu tiếp theo. Vì cuối giờ vẫn còn 5 phút tô đáp án nên bạn có thể quay lại làm những câu này.
Chứng chỉ HSK 5 là điều kiện cần thiết để đi du học Trung Quốc
Trong phần này, nếu không nghe kỹ hoặc không hiểu nghĩa của đề bài thì bạn sẽ rất dễ bị đánh lừa. Bởi vì một câu nói trong tiếng Trung có rất nhiều cách biểu đạt, bên cạnh đó thì ngữ khí của câu cũng sẽ khiến ý nghĩa của câu thay đổi. Vì chỉ được nghe 1 lần nên phải hết sức chú ý. Với những câu có mốc thời gian, địa điểm hay con số thì hãy nhanh tay ghi chép lại để tránh trường hợp bị các đáp án sai gây nhiễu.
Phần 2: gồm 25 câu hỏi, thường là những đoạn hội thoại dài hơn 1 chút hoặc là các đoạn văn ngắn. Thường thì 5 đoạn nghe cuối bài sẽ có nhiều hơn 1 câu hỏi nên chúng ta càng phải tập trung. Đặc điểm của phần này là hội thoại sẽ dài hơn phần 1 một chút, thường là 2 lượt thoại luân phiên, lượng thông tin trong hội thoại cũng sẽ nhiều hơn.
Vì nội dung nghe của phần này khá dài nên chúng ta dễ bị rối, cũng như bị loạn thông tin nếu không biết bắt các từ hay các chi tiết có liên quan. Chúng ta nên đọc lướt qua đáp án để đoán được bối cảnh mà đoạn thoại chuẩn bị nói tới cũng như đoán trước được câu hỏi sẽ được đưa ra. Thứ tự các câu hỏi thường sẽ theo thứ tự nội dung của bài, ví dụ như câu hỏi 1 xuất hiện trước thì nội dung có liên quan đến nó cũng sẽ được nói đến trước. Nếu bạn lỡ không làm được câu nào đó thì hãy bỏ qua và lướt đọc ngay câu sau để tránh bị mất điểm oan.
5 phút tô đáp án bạn nhớ kiểm tra lại xem mình đã tô đúng, tô đủ chưa và nhớ hoàn thành những câu mình còn bỏ dở nhé
Phần đọc: gồm 45 câu hỏi, thời gian làm bài 45 phút (bao gồm thời gian tô phiếu trả lời), chia thành 3 phần nhỏ
Phần 1: gồm 15 câu hỏi, đọc đoạn văn điền vào chỗ trống. Thường thì mỗi đoạn văn sẽ không quá dài, tầm khoảng 200 chữ. Câu hỏi cũng chia thành 2 loại đó là điền từ và điền vế câu. Để làm tốt loại bài tập này thì không gì khác ngoài việc bạn phải tích lũy kiến thức về từ vựng và ngữ pháp, sự kết hợp giữa các loại từ loại, danh từ, động từ, tính từ, lượng từ. Để làm bài một cách tốt nhất bạn nên đọc qua 1 lượt đoạn văn để hiểu được đại ý của cả đoạn rồi mới đọc đến các đáp án để chọn ra các đáp án phù hợp.Với loại câu hỏi điền từ sẽ xuất hiện những từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa nên chúng ta phải để ý đến ngữ cảnh cũng như từ loại để lựa chọn đáp án đúng. Nếu có những từ chúng ta không biết nghĩa thì có thể dùng phương án loại trừ để chọn. Còn với câu hỏi điền vế câu, thì chúng ta có thể dựa vào nội dung phía trước và phía sau để lựa chọn đáp án sao cho phù hợp với ngữ cảnh, ngữ nghĩa của đoạn.
Phần 2: gồm 10 câu hỏi, chọn đáp án đúng theo nội dung của bài. Các đoạn văn chủ yếu là các đoạn trần thuật, hướng dẫn, giải thích, tự sự hoặc mô tả. Độ dài vào khoảng 70-100 chữ. Ở phần này bạn phải tìm ra đáp án có nội dung liên quan hoặc khái quát được nội dung đoạn văn vì thế hãy chú ý đến câu mở đầu và câu kết thúc đoạn vì câu chủ đề sẽ thường được đặt ở 2 vị trí này. Ngoài ra chú ý đến những câu có cách biểu đạt khác nhau nhưng có cùng ý nghĩa.
Phần 3: gồm 20 câu hỏi, chọn đáp án đúng. Phần này sẽ cho 5 đoạn văn dài 250-500 chữ. Mỗi đoạn văn sẽ có 4 câu hỏi tương ứng. Các bạn nên đọc trước câu hỏi, sau đó mới đọc đoạn văn để tìm nội dung tương ứng. Như vậy sẽ tiết kiệm thời gian hơn. Vì nội dung của đoạn văn sẽ liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau ví dụ như kinh tế, khoa học, văn hóa, đời sống v.v nên trong quá trình ôn thi các bạn nên tích lũy vốn từ có liên quan đến những nội dung này.
Phần viết: gồm 10 câu hỏi, thời gian làm bài 40 phút (bao gồm thời gian điền phiếu trả lời), chia thành 2 phần nhỏ.
Phần 1: gồm 8 câu hỏi hoàn thành câu. Ở phần này, đề bài sẽ cho trước một câu nhưng thứ tự các phần đã bị đảo lộn, chúng ta phải sắp xếp lại thành 1 câu hoàn chỉnh. Các lỗi hay gặp ở phần này là xếp kết cấu ngữ pháp trong câu, viết thiếu dấu chấm câu và viết sai chữ. Để làm tốt phần này thì các bạn nên chuẩn bị kiến thức chắc chắn về kết cấu câu trong tiếng Trung, vị trí của các thành phần trong câu như định ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ, trung tâm ngữ, giới từ, lượng từ…
Phần 2: gồm 2 câu hỏi, viết đoạn văn. Câu đầu tiên sẽ cho các bạn một số từ, sau đó các bạn phải viết một đoạn văn ngắn tầm 80 chữ bao gồm toàn bộ các từ mà đề bài đã cho. Khi làm phần này, trước hết bạn nên xem các từ đã cho liệu có thể quy về chủ đề gì để viết. Khi lựa chọn được chủ đề rồi bạn nên viết các câu có kết cấu đơn giản nhưng mỗi câu phải chứa 1,2 từ đã cho. Nội dung đoạn phải logic, hoàn chỉnh.
Câu thứ 2 sẽ cho một bức tranh và chúng ta phải viết một đoạn văn ngắn khoảng 80 từ có liên quan đến bức tranh đó. Thường thì nội dung tranh sẽ nói đến một vấn đề xã hội nào đó nên chúng ta phải có những hiểu biết nhất định về kiến thức xã hội. Khi viết chú ý câu văn ngắn gọn, logic, không rườm rà. Nếu bạn vận dụng được vốn ca dao tục ngữ thì phần thi càng được đánh giá cao. Nếu như thời gian không đủ hoặc bạn không hiểu hàm ý của bức tranh nói đến chủ đề gì thì cứ trực tiếp miêu tả bức tranh luôn nhé.
Tổng hợp ngữ pháp HSK 5 đầy đủ nhất
Khi học ngữ pháp HSK 5, ngoài các cấu trúc ngữ pháp cơ bản thì cũng cần đi sâu nắm vững cách sử dụng của các từ ngữ trọng điểm bằng cách xem các ví dụ minh họa và có sự so sánh đối với những từ vựng có điểm giống nhau. Ngoài ra, cũng nên làm thêm bài tập trong các giáo trình ngữ pháp HSK 5 để có thể củng cố kiến thức tốt hơn.
5.1 – Hai cách sử dụng của từ 所 (suǒ)
所+ động từ +的
ví dụ
别 动 , 你 所 站 的 位置 很 危险!
这些 信息 是 我 以前 所 不 知道 的。
Kết cấu:
____ +所+ danh từ
ví dụ
这 所 大学 已经 有 一百 多年 历史 了。
附近 有 几 所 邮局?
2 – Tóm tắt các câu xoay vòng: 令 (lìng) Câu xoay vòng tạo thành : “令”
Kết cấu:
A令B + động từ / cụm từ / tính từ / cụm tính từ
Ghi chú:
A: cụm động từ-tân ngữ
B: cụm chủ ngữ vị ngữ
Các từ bổ trợ động “着, 了, 过” không thể tồn tại trong câu này.
ví dụ
他 的 行为 令 我 感到 很 失望。
(Tā de xíngwéi lìng wǒ gǎn dào hěn shīwàng.)
这次 经历 令 我 难以 忘记。
(Zhè cì jīnglì lìng wǒ nán yǐ wàngjì.)
3 – Tóm tắt câu xoay vòng: 派 (pài)
Câu xoay quanh
yêu cầu / sắp xếp / cử đi : “派”
Kết cấu:
A派B + động từ / cụm từ
Ghi chú:
A: cụm động từ-tân ngữ
B: cụm chủ ngữ vị ngữ
Nói chung trạng thái của A cao hơn B
Các từ bổ trợ động “着, 了, 过” không thể tồn tại trong câu này.
ví dụ
经理 派 我 去 机场 接 客户。
(Jīnglǐ pài wǒ qù jīchǎng jiē kèhù.)
下 飞机 后 , 酒店 会 派车 来 接 您。
(Xià fēijī hếu, jiǔdiàn huì pài chē lái jiē nín.)
4 – Tóm tắt câu so sánh: A 不如 / 没有 B (这么 / 那么) + tính từ.
Kết cấu:
A + 不如 / 没有 + B (这么 / 那么) + Điều chỉnh.
Nghĩa:
A không bằng …… như B
ví dụ
这个 学校 不如 / 没有 那个 学校 那么 安静。
深圳 的 历史 不如 / 没有 西安 那么 长。
Video tổng hợp từ vựng HSK 3 của trung tâm ngoại ngữ Tomato
5 – Năm cách sử dụng của Lời nói 于 (yú)
于+ thời gian
ví dụ
中华人民共和国 成立 于 1949 年。
(Zhōnghuá rénmín gòng hé guó chénglì yú yī jiǔ sì jiǔ nián.)
于+ vị trí
ví dụ
他 于 北京 工作 了 两年 , 后来 出国 了。
(Tā yú Běijīng gōngzuò le liǎng nián, hếulái chū guó le.)
于+ đối tượng
ví dụ
十年 来 , 他 一直 致力于 科学研究。
(Shí nián lái, tā yìzhí zhìlì yú kēxué yánjiū.)
于+ điểm bắt đầu / lý do
ví dụ
能否 成功 , 取决于 你 平时 的 努力。
(Néngfǒu chénggōng, qǔjué yú nǐ píngshí de nǔlì.)
Tính từ +于
ví dụ
这个 房间 远大于 我 的 房间。
(Zhè ge fángjiān yuǎn dà yú wǒ de fángjiān.)
6 – Hai cách sử dụng của Lời nói 朝 (cháo)
朝
Kết cấu:
朝+ hướng + động từ
ví dụ
你 朝前 走 , 10 分钟 后就 到那 家 书店 了。
(Nǐ cháo qián zǒu, shí fēnzhōng hếu jiù dào nà jiā shūdiàn le.)
Kết cấu:
朝+ tân ngữ + động từ
ví dụ
不要 总是 朝 孩子 发火 , 要给 他 讲 道理。
(Bú yào zǒngshì cháo háizi fāhuǒ, yào gěi tā jiǎng dàolǐ.)
7 – So sánh giữa 朝 (cháo) vs 向 (xiàng) vs 往 (wǎng)
朝 (cháo) vs 向 (xiàng) vs 往 (wǎng)
đến; đối với; theo hướng dẫn của
Hướng của các chuyển động.
___ + hướng + động từ
Hướng quay mặt sang.
___ + hướng
___ + 着+ hướng (+ động từ)
Khi động từ đại diện cho một chuyển động cụ thể:
__ + ai đó + động từ
Khi đặt sau động từ như một bổ ngữ:
Động từ + ___ + ……
8 – So sánh giữa 突然 (tūrán) và 忽然 (hūrán)
突然
突然 + (的) + 名词
ví dụ
这 是 一起 突然 的 事故。
很 / 太 / 非常 / 十分 + 突然
ví dụ
事情 发生 得很 / 太 / 非常 / 十分 突然。
突然 + 极 了 / 得很
ví dụ
事情 发生 突然 极 了 / 得很。
Động từ + 得 + (……) 突然
ví dụ
事故 发生 得 那么 突然。
你 认为 发生 这样 的 事情 突然 吗?
忽然
(Trạng từ bổ nghĩa)
ví dụ
我 忽然 明白 了。
9 – So sánh giữa 以及 (yǐ jí) và 和 (hé)
以及 vs 和
(sự liên kết)
Nghĩa:
“Và”, kết nối các từ hoặc cụm từ trong mối quan hệ song song
以及 :
ví dụ
他 在 艺术 领域 以及 科技 领域 都有 很大 的 成就。
Đôi khi, từ hoặc cụm từ trước “以及” quan trọng hơn hoặc sớm hơn từ hoặc cụm từ đứng sau.
ví dụ
这篇 论文 介绍 了 人工智能 的 背景 、 意义 、 现状 以及 影响。
…… , 以及 ……
(tạm dừng trước khi 以及 được cho phép)
ví dụ
请 介绍 一下 这部 电影 的 大意 , 以及 你 的 观后感。
ví dụ
他 和 我 都 生于 1980 年。
“和” kết nối các từ hoặc cụm từ trong mối quan hệ bình đẳng.
ví dụ
小红 和 小 明 取得 了 这次 考试 的 并列 第一名。
…… 和 ……
(không cho phép tạm dừng trước 和)
ví dụ
他 常常 回 大学 的 城市 看望 老师 和 同学 们。
10 – So sánh giữa 便 (biàn) và 就 (jiù) 便 vs 就
Nghĩa:
Điều đó chỉ ra rằng điều thứ 2 xảy ra ngay sau điều thứ nhất
Trong đó nhấn mạnh những gì tiếp theo sau nó
如果 / 只要 / 因为 / 既然 …… , 便 / 就 ……
便 :
就 :
Trong đó chỉ ra phạm vi hoặc nhấn mạnh các con số.
11 – So sánh giữa 一直 (yìzhí) và 始终 (shǐzhōng)
一直 vs 始终
Từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc
Kết cấu:
始终/一直+ động từ
ví dụ
我们 始终 / 一直 坚持 正确 的 做法。
一直
1) 一直 + từ chỉ thời gian
ví dụ
我们 一直 画 到 凌晨 3 点。
Tương lai:chỉ sử dụng 一直
ví dụ
他 不 出来 见 我 , 我 就 一直 在 这里 等。
12 – So sánh giữa 多亏 (duō kuī) và 幸亏 (xìng kuī)
多亏 vs 幸亏
là kết quả của sự giúp đỡ của ai đó hoặc một số điều kiện thuận lợi, điều gì đó xấu sẽ tránh được hoặc điều gì đó tốt đạt được.
Sự khác biệt
多亏 + danh từ / đại từ √
幸亏 + danh từ / đại từ ×
多亏 + 了 √
幸亏 + 了 ×
多亏
Tâm trạng biết ơn
Do có người giúp đỡ nên đạt được điều gì tốt đẹp.
幸亏
Tâm trạng may mắn
Nhờ nguyên nhân khách quan nên tránh được những điều không hay
13 – So sánh giữa 连忙 (liánmáng) & 急忙 (jí máng) & 匆忙 (cōngmáng)
连忙vs急忙
连忙 :biểu thị phản ứng nhanh chóng với điều gì đó
急忙 :biểu thị điều gì đó khẩn cấp hoặc ai đó đang lo lắng về điều gì đó.
ví dụ
见到 客人 进来 , 他们 连忙 说 “欢迎 光临”。
还有 五 分钟 就要 开会 了 , 她 急忙 把 资料 收拾 好。
匆忙
(tính từ.)
Đang vội
Trạng từ chỉ mức độ +匆忙
Ví dụ
昨天 走 得太 匆忙 , 没 来得及 和 你 说 一声。
14 – Tóm tắt cách sử dụng của cấu trúc câu 不但 不 / 不但 没有… , 反而… (búdàn bù / búdàn méi yǒu… fǎn’ér…)
Kết cấu:
Chủ ngữ + 不但 不 / 没有 …… , 反而 ……
Nghĩa:
Để biểu thị một mối quan hệ tiến triển , kết quả sau 反而 là bất ngờ đối với người nói.
Phụ. +不但 不/没有+ [Kết quả mong muốn] , 反而+ [Kết quả không mong muốn]
ví dụ
吃 了 这 药 , 感冒 不但 没 好 , 反而 更 严重 了。
15 – Tóm tắt cách sử dụng của cấu trúc câu 宁可… , 也不 / 也要… (nìngkě…, yě bù / yě yào…)
Cấu trúc : 宁可… ,也不…
Người nói đang lựa chọn giữa hai phương án, phương án thích hợp trước trong khi cả hai phương án đều không thuận lợi.
ví dụ
我 宁可 离婚 , 也 不愿意 将就 过日子。
Cấu trúc : 宁可… , 也要…
宁可 + lựa chọn không thuận lợi, 也要 + điều (người nói mong muốn hoặc dự định làm)
ví dụ
小孩子 宁可 不 吃饭 , 也要 继续 玩。
16 – Tóm tắt cách sử dụng của cấu trúc câu 与其… , 不如… (yǔ qí…, bù rú…)
与其…… , 不如……
(thích… hơn là…)
Người nói ,B hay hơn A nhiều
Nghĩa:
Để kết nối hai tùy chọn, với loa , phần sau 不如 tốt hơn nhiều so với phần sau 与其
ví dụ
与其 坐 火车 , 不如 坐飞机 更快。
17 – Tóm tắt cách sử dụng của cấu trúc câu 万一 …… , (就) …… (wànyī…, jiù…)
万一…… , (就)……
Nghĩa:
được sử dụng để ước tính mà người nói coi là những điều hiếm khi xảy ra.
Ghi chú:
(thường ám chỉ điều gì đó xấu hoặc tai nạn)
ví dụ
他 万一 不行 , 你 就 代替 他 上场。
你 把 钥匙 拿着 , 万一 他 不 在家 , 你 就 自己 开门。
18 – Tóm tắt cách sử dụng của cấu trúc câu 幸亏 …… , 不然 …… (xìngkuī…, bùrán…)
幸亏…… , 不然……
Nghĩa:
Để chỉ ra rằng nhờ một số điều kiện hoặc lý do thuận lợi, điều gì đó tiêu cực hoặc xấu đã không xảy ra.
ví dụ
幸亏 车 来 了 , 不然 我们 都得 迟到。
19 – Tóm tắt cách sử dụng của cấu trúc câu 除非 …… , 不然 …… (chúfēi…, bùrán…)
除非…… , 不然……
Nghĩa:
Điều kiện sau 除非 là duy nhất và 不然 giới thiệu kết quả sẽ không có điều kiện.
ví dụ
除非 是 他 邀请 我 , 不然 我 是 不会 去 的。
20 – Tóm tắt cách sử dụng của cấu trúc câu 哪怕 …… , 也 / 还 …… (nǎpà…, yě / hái…)
哪怕…… , 也/还……
Nghĩa:
哪怕 giới thiệu một giả thuyết, phần sau 也 / 还 được dùng để nói rằng bất chấp điều kiện hoặc quyết định trước đó sẽ không bao giờ thay đổi.
ví dụ
哪怕 只有 一个 观众 , 她 也要 演 下去。
21 – Tóm tắt cách sử dụng của cấu trúc câu 为 …… 所 …… (wéi… suǒ…)
为……所……
Kết cấu:
为+ danh từ / cụm danh từ +所+ động từ
ví dụ
法官 为 这个 孩子 的 诚实 所 感动。
Trên đây là phần tổng hợp ngữ pháp HKS5 đầy đủ với các ví dụ chi tiết. Các bạn có thể tham khảo khóa học HKS 5 của trung tâm ngoại ngữ Tomato cùng các khóa học tiếng Trung hữu ích khác tại đây.
Học tiếng Trung online cùng Tomato
Còn nhiều nội dung tiếng Trung bổ ích nữa đang chờ các bạn khám phá, cùng tìm hiểu trong các bài viết tiếp theo của trung tâm ngoại ngữ Tomato. Theo dõi thêm các khóa học tiếng Trung online chất lượng của Tomato để đạt những mục tiêu mới trong hành trình chinh phục tiếng Trung.
Tham khảo: Các video tiếng Trung trên kênh youtube
Nếu bạn đang quan tâm các khóa học tiếng Trung từ sơ cấp đến cao cấp hay trung tâm tiếng Trung Hải Phòng hãy để Tomato đồng hành với bạn. Tomato cung cấp các khóa học offline và online, sử dụng giáo trình tiêu chuẩn và chất lượng đào tạo cao. Tham khảo các khóa học tiếng Trung của Tomato tại đây.
Mọi chi tiết xin liên hệ: ngoaingutomato.edu.vn
Tel: 0225.628.0123 | 0225.657.2222
Hotline: 0964 299 222
{{ comment.user.name }} (Đang chờ phê duyệt)
{{ comment.content }}
{{ childComment.user.name }} (Đang chờ phê duyệt)
{{ childComment.content }}