Lễ Thất tịch là ngày gì? Nguồn gốc ý nghĩa của lễ Thất tịch

Lễ Thất tịch là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Thất tịch

Lễ Thất tịch là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Thất tịch

Phương Tây có ngày lễ tình nhân Valentine 14/2 còn phương Đông mà cụ thể là Trung Quốc có ngày lễ Thất tịch. Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc nên ngày lễ Thất tịch cũng không phải quá xa lạ và thậm chí ngày càng trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây tại nước ta. Cùng trung tâm ngoại ngữ Tomato tìm hiểu những thông tin liên quan về ngày lễ tình nhân mang đậm chất phương Đông trong bài viết dưới đây.

Lễ Thất tịch vào ngày nào?

Ngày 7/7 âm lịch là ngày lễ Thất tịch, còn gọi là ngày "ông Ngâu bà Ngâu" gắn liền với sự tích Ngưu Lang và Chức Nữ, là ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau. Đây được coi là ngày lễ tình nhân của các nước phương Đông.

Thất tịch năm 2023 rơi vào thứ Ba, ngày 22/8 dương lịch.

Xem thêm: Top 10 phim cổ trang Trung Quốc hay nhất 2023

Nguồn gốc của lễ thất tịch

Lễ Thất tịch sở dĩ được xem là lễ tình nhân của Trung Quốc nói riêng và phương Đông nói chung vì nó liên quan tới câu chuyện tình đẹp nhưng buồn của hai nhân vật cổ tích Ngưu Lang và Chức Nữ.

Lễ Thất tịch

Ngày lễ Thất tịch bắt nguồn từ một câu chuyện tình buồn

Tương truyền rằng, Ngưu Lang là một anh chàng chăn trâu tuy nghèo nhưng rất chăm chỉ, thiện lương đã dành được tình cảm của nàng tiên dệt vải Chức Nữ, con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời.

Hai người đã kết duyên vợ chồng, trải qua những năm tháng hạnh  phúc bên nhau và có được 2 người con, một trai một gái. Nhưng một ngày kia, Chức Nữ phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo, nhưng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà, ranh giới giữa hai cõi phàm tiên. Thế rồi Ngưu Lang nhất định ở đó chờ đợi, mãi không chịu rời đi.

Từ đó, bên cạnh sông Thiên Hà có thêm một vì sao, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang. Vương Mẫu vì cảm thương tấm chân tình của Ngưu Lang, đã đồng ý cho họ mỗi năm vào ngày Thất tịch (7/7 âm lịch) được gặp nhau một lần.

Xem thêm: Các từ tiếng Trung thông dụng nhất 2023

Ý nghĩa của lễ Thất tịch

Có nhiều hình thức tổ chức lễ hội trong dịp Thất tịch tại Trung Quốc. Tuy nhiên, phong tục phổ biến nhất vào dịp này là: Vào đêm mồng 7/7 âm lịch, những người phụ nữ cầu nguyện để có được đôi bàn tay khéo léo. Trong ngày lễ Thất tịch này, các cô gái trẻ trưng bày các vật dụng nghệ thuật tự tạo để cầu mong lấy được ông chồng tốt.

Lễ Thất tịch

Lễ Thất tịch là dịp để các cô gái trẻ Trung Quốc thể hiện hoa tay

Ngày lễ Thất tịch tại Nhật Bản được gọi là lễ Tanabata. Vào ngày này, người Nhật sẽ viết mong ước của mình vào những mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku rồi treo lên cành trúc trước cửa nhà để cầu mong may mắn, vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng. Các bạn trẻ cũng tới các đền thờ trong ngày lễ Tanabata để cầu nguyện, mong tìm được ý trung nhân.

Người Trung Quốc ăn gì trong ngày Thất tịch?

Không hiểu vì lý do gì mà nhiều bạn trẻ Việt Nam truyền nhau về việc ăn chè đậu đỏ vào lễ Thất tịch sẽ hết "ế". Có thể màu đỏ của món chè này tượng trưng cho sự may mắn, ngọt ngào và sẽ giúp mọi người có niềm tin hơn vào đường tình duyên của mình.

Lễ Thất tịch

Bánh rán vừng là món ăn truyền thống trong ngày thất tịch tại Trung Quốc

Còn chính xác thì vào lễ Thất tịch người Trung Quốc có phong tục ăn một loại bánh rán có tên là 麻巧 hay 巧食. Loại bánh rán này được làm bằng các nguyên liệu chính như: bột nếp thượng hạng, đường trắng hoặc đường đỏ, mỡ lợn, thịt lợn, bên ngoài bọc vừng. Ngoài ra, mỗi vùng tại Trung Quốc, món ăn trong ngày Thất tịch của mỗi nơi lại khác nhau, chủ yếu là:  há cảo, mỳ, mỳ vằn thắn.

Xem thêm: Những câu chúc tiếng Trung thông dụng nhất

Giới trẻ Việt Nam hào hứng với lễ thất tịch

Ngày lễ Thất tịch đã tồn tại trong văn hóa người Việt Nam từ khá lâu. Trong ngày này nhiều người đã kiêng kỵ cưới hỏi vì sợ gặp phải những điều không may mắn như Ngưu Lang và Chức Nữ. Thay vào đó người ta thường đi chùa cầu duyên để cầu mong những điều tốt đẹp, sự bình an và gặp thuận lợi trong con đường tình duyên.

Lễ Thất tịch

Giới trẻ Việt Nam cho rằng ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất tịch sẽ hết kiếp “ế”

Ngoài ra, ngày lễ Thất tịch thường rơi vào mùa mưa, điều này gây bất lợi cho việc xây nhà hay trùng tu lại nhà cửa. Vì vậy, mọi người thường tránh thi công vào ngày này để tránh những xui xẻo không đáng có. Nhiều người sợ nếu khởi công xây dựng nhà cửa vào ngày này thì gia đình sẽ ly tán.

Một số đôi nam nữ còn tặng quà cho nhau, gửi những lời chúc, hoặc vợ chồng trao nhau những món đồ đối phương thích để mong tương lai an lành.

Dù văn hóa khác nhau nhưng ngày lễ thất tịch vẫn mang một ý nghĩa chung nhất định, cầu mong có được tình yêu đẹp, tình cảm vợ chồng hòa hợp cũng như sự bình an tới tất cả mọi người.

Xem thêm: Đi du học Trung Quốc cần HSK mấy?

Học tiếng Trung online cùng Tomato

Học tiếng Trung luôn là nhu cầu cần thiết đối với học viên từ mọi lứa tuổi, bởi sự hữu ích và tầm quan trọng của tiếng Trung trong đời sống hiện đại. Bên cạnh chủ đề lễ Thất tịch, Tomato còn rất chủ đề tự học hấp dẫn khác chờ bạn khám phá. Nếu bạn đang có nhu cầu học tiếng Trung online hay tìm kiếm web học tiếng Trung uy tín và chất lượng, liên hệ ngay với Tomatoonline để được tư vấn chi tiết.

Tại Tomato, chúng tôi cung cấp các khóa học tiếng Trung online từ sơ cấp đến cao cấp, tài liệu phục vụ cho khóa học tiếng Trungonline đạt chất lượng tốt nhất.

Tham khảo các khóa học tiếng Trung online của Tomato tại đây.

Mọi chi tiết xin liên hệ: https://tomatoonline.edu.vn/

Tel: 0225.628.0123 | 0225.657.2222

Hotline: 0964 299 222

Khoá học liên quan

Giỏ hàng ({{ data.length }} sản phẩm)
Loading...